Lập bản đồ tư duy

Lập bản đồ tư duy | Ứng dụng trong triển khai ý tưởng và lập kế hoạch một cách hiệu quả

GIỚI THIỆU

Hẳn sẽ có rất nhiều người không còn xa lạ với khái niệm Bản đồ tư duy (Mindmap). Bản đồ tư duy là một phương pháp sắp xếp, tổ chức thông tin một cách trực quan, có hệ thống giúp việc tiếp nhận và ghi nhớ thông tin trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Trong thập niên 1970, nhà nghiên cứu và nhà giáo dục Tony Buzan phát triển phương pháp Bản đồ tư duy dựa trên những nghiên cứu về tâm lý học và quy luật của trí nhớ. Bạn có thể tìm đọc cuốn sách nổi tiếng của ông là Lập bản đồ tư duy (How to mindmap) để tham khảo thêm chi tiết. 

Tôi đã tiếp cận với khái niệm Bản đồ tư duy trong những năm tháng còn học đại học, nghe nhiều bạn bè giới thiệu về phương pháp này khi họ tham gia các khóa đào tạo của TGM và các trung tâm đào tạo kỹ năng thời đó nhưng chưa từng nghĩ đến vận dụng nó. Cách thức lập bản đồ tư duy trên giấy, sử dụng nhiều màu sắc và hình vẽ tôi bắt gặp không làm tôi cảm thấy hứng thú với phương pháp này. Mãi cho đến năm 2018, khi tiếp cận với nguyên lý MECE tôi bắt đầu dành thời gian nhiều hơn để nghiên cứu về các phương pháp tư duy hệ thống và trở nên thân thuộc với phương pháp Bản đồ tư duy từ năm 2019. Kể từ đây, Mindmap trở thành câu cửa miệng của tôi và tôi ứng dụng Mindmap rộng rãi như một phương pháp chủ đạo để sắp xếp và ghi nhớ thông tin cực kỳ hữu ích.

Tính ứng dụng của Mindmap có thể sẽ làm bạn bất ngờ đấy. Tôi có thể kể ra một số ứng dụng thường gặp như dưới đây:

Mindmap tối ưu năng suất công việc

  • Lập kế hoạch kinh doanh
  • Quản lý dự án
  • Tổ chức cuộc họp
  • Lập bản câu hỏi phỏng vấn
  • Nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Mindmap trong học tập và nghiên cứu

  • Brainstorm các ý tưởng
  • Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
  • Tổ chức ý tưởng cho bài essay
  • Học một ngôn ngữ mới

Mindmap trong quản lý các mục tiêu cuộc sống của bạn

  • Quản lý thời gian
  • Quản lý các mục tiêu cá nhân
  • Quản lý các sự kiện, thông tin quan trọng
    ….

LẬP BẢN ĐỒ TƯ DUY

Lập một bản đồ tư duy là một quy trình hết sức đơn giản. Tất cả bạn cần là hiểu và suy nghĩ một cách có hệ thống về các mối liên hệ giữa các thông tin bạn có với nhau. Bạn có thể bắt đầu tạo cho mình một bản đồ tư duy chỉ với vài hướng dẫn cơ bản.
1. Bắt đầu với một chủ đề chính.
Xác định mục đích chính của việc tạo bản đồ tư duy, nó có thể là một vấn đề cần giải quyết, một dự án cần lập kế hoạch hành động, một ngôn ngữ mới bạn muốn học,..vv

Main topic mindmap e1599408632945
Viết ra chủ đề chính cần giải quyết bằng phương pháp bản đồ tư duy

2. Thêm các nhánh thông tin từ chủ đề chính.
Bạn hãy tưởng tượng về một cái cây có nhiều nhánh. Chủ đề chính bạn đã nghĩ ra ở bước 1 được xem như thân cây vậy và các nhóm thông tin xuất phát từ chủ đề chính cũng như những nhánh cây mọc ra từ thân của nó. Từ chủ đề chính bạn hãy liệt kê ra tất cả các ý tưởng có liên quan, để liệt kê một các toàn vẹn, không trùng lắp hãy vận dụng Nguyên lý MECE bạn nhé.

Phát triển ý tưởng bằng bản đồ tư duy
Thêm các nhánh thông tin từ chủ đề chính

3. Từ các nhánh thông tin chính, hãy thêm các thông tin, nhánh nhỏ hơn.
Một khi bạn đã xác định được chủ đề chính, các chủ đề con thì việc liệt kê tiếp các thông tin ở cấp độ nhỏ hơn trở nên dễ dàng và trọn vẹn hơn bao giờ hết phải không. Chỉ với 3 bước đơn giản mình có 1 bản đồ tư duy cơ bản về các chủ đề blog mình định viết (mang tính minh họa, và vẫn chưa đầy đủ).

Thêm các nhánh thông tin - lập bản đồ tư duy
Thêm các nhánh thông tin nhỏ từ các chủ đề lớn hơn

PHẦN MỀM HỖ TRỢ

Mình là một người cuồng các thiết bị, phần mềm tối ưu công việc do đó mình yêu thích sự tiện lợi và tự do của việc lập bản đồ tư duy trên laptop, má tính bảng. Bạn sẽ chẳng bao giờ phải lo lắng khổ giấy không đủ chỗ để viết những suy nghĩ của mình, cũng chẳng lo việc viết sai phải tẩy xóa làm bản đồ tư duy của mình trở nên xấu xí. Bạn cũng có thể tự do kéo thả các nhánh ý tưởng và sắp xếp chúng một cách khoa học khi lập bản đồ tư duy trên các phần mềm, app.

GITMIND

Trong quá trình tìm hiểu mindmap và tìm cho mình một công cụ đáp ứng các yêu cầu cơ bản như miễn phí, tiện lợi, đa nền tảng thì Gitmind là lựa chọn tối ưu nhất của mình.
Một số điểm ưu việt mà mình thích của Gitmind:

Giới thiệu Gitmind sử dụng trong lập bản đồ tư duy
Tóm tắt các tính năng cơ bản của Gitmind
  • Hoàn toàn miễn phí: bạn có thể tạo bao nhiêu mindmap tùy thích, hoàn toàn riêng tư.
  • Tính năng cơ bản: Gitmind tập trung vào 2 sản phẩm là mindmap (bản đồ tư duy) và flowchart (lưu đồ) giúp giải quyết những vấn đề thiết thực và mình thường gặp mỗi ngày kể cả phương diện cá nhân lẫn công việc. Bạn cũng có thể chọn nhiều dạng layout khác nhau, thêm icon và hình ảnh cũng như ghi chú… vào mindmap theo ý của mình. Mình ưa thích sự đơn giản nên không hay sử dụng các hình ảnh nhiều màu sắc và rối rắm nên thường sử dụng những layout tối giản và ưa nhìn nhất.
  • Xuất mindmap ra nhiều dạng file khác nhau để sử dụng: sau khi tạo mindmap của mình bạn có thể xuất ra dạng layout trên với text cơ bản, file word để soạn các tài liệu của mình đều được. Hoặc bạn có thể xuất ra dạng hình ảnh để chia sẻ ngay.
Xuất bản đồ tư duy thành văn bản
Gitmind cho phép xuất mindmap thành nhiều định dạng khác nhau rất hữu ích
  • Chia sẻ và cộng tác: Sau khi tạo mindmap bạn có thể chia sẻ cho bạn bè, đồng nghiệp cùng chỉnh sửa và hoàn thiện. Tuy nhiên có một hạn chế là Gitmind chỉ cho phép 1 người chỉnh sửa ở một thời điểm. Đối với mình thì không thành vấn đề vì khi bạn tập trung tạo mindmap và cấu trúc tư duy của mình thì không nên có người khác xen vào quá trình ấy. Tuy vậy vẫn hy vọng tính năng chia sẻ này sẽ được sớm nâng cấp trong thời gian tới để hỗ trợ việc cộng tác ở những nhóm lớn một cách hiệu quả.
  • Cho phép tạo folder để lưu các mindmap của bạn một cách có hệ thống.
  • Đa nền tảng: Gitmind được xây dựng trên nền web nên bạn có thể truy cập bằng bất cứ thiết bị nào cho phép truy cập mạng và có browser hỗ trợ. Tuy nhiên theo trải nghiệm của mình thì Desktop và Tablet sẽ hợp lý nhất để tạo mindmap bằng Gitmind.
Cộng tác chỉnh sửa bản đồ tư duy bằng Gitmind
Chia sẻ Mindmap của bạn với đồng nghiệp và bạn bè
  • Cho phép tạo folder để lưu các mindmap của bạn một cách có hệ thống.
  • Đa nền tảng: Gitmind được xây dựng trên nền web nên bạn có thể truy cập bằng bất cứ thiết bị nào cho phép truy cập mạng và có browser hỗ trợ. Tuy nhiên theo trải nghiệm của mình thì Desktop và Tablet sẽ hợp lý nhất để tạo mindmap bằng Gitmind.

MINDBOARD (for S Pen)

Nếu ai là fan của Samsung và S pen như mình thì Mindboard sẽ là một lựa chọn đơn giản và tuyệt vời, cũng hoàn toàn miễn phí nhé. Mình thường sử dụng tablet Samsung Tab S6 để lập mindmap để có đủ không gian viết bằng bút Spen và thao tác thoải mái. Mindboard là một trong số ít các ứng dụng trên hệ điều hành Android hỗ trợ sử dụng S pen và lập mindmap. Bạn có thể download về và sử dụng thử tại đây.

Hy vọng những chia sẻ và trải nghiệm của mình có thể giúp ích cho các bạn, những người đang cảm thấy ngụp lặn trong biển thông tin mà vẫn chưa tìm được cách sắp xếp hệ thống để tối ưu năng suất công việc của mình.

Lập bản đồ tư duy bằng ứng dụng MIndboard for SPen trên thiết bị Samsung
Ví dù về mindmap các danh mục cần kiểm tra khi nhận bàn giao căn hộ từ chủ đầu tư của mình.

Hy vọng những chia sẻ và trải nghiệm của mình có thể giúp ích cho các bạn, những người đang cảm thấy ngụp lặn trong biển thông tin mà vẫn chưa tìm được cách sắp xếp hệ thống để tối ưu năng suất công việc của mình.

Rate this post

2 comments

  1. Anh cho em hỏi là dùng Gitmind để lập mindmap thì khi tải file sau khi làm là miễn phí hay có phí ạ?

    1. Hi em, hiện tại Gitmind đã chuyển sang mô hình Freemium tức là có cả Free lẫn Premium (trả phí) vì vậy với tài khoản Free em sẽ bị giới hạn số lần export các file mindmap đã làm. Tuy nhiên với mục đích cá nhân anh nghĩ là vẫn thoải mái đáp ứng nhu cầu. Em có thể tạo tài khoản để trải nghiệm nhé. Thông tin thêm về các loại tài khoản Gitmind có tại đây

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *